Tự học IELTS Speaking từ A-Z : Fluency and coherence (phần 1)

Bạn muốn đánh bại mọi bài thi Speaking ?
Vậy thì bạn phải hiểu rõ và sử dụng được các tiêu chí chấm điểm của bài thi Speaking.
Có khá nhiều trang web nói về các tiêu chí chấm thi trong IELTS, tuy nhiên rất ít trong số đó phân tích cụ thể các tiêu chí này.
Hôm nay IELTS DEFEATING sẽ giúp các bạn đơn giản và cụ thể hóa các tiêu chí chấm điểm của IELTS và cách bạn có thể sử dụng chúng để đạt được điểm số tuyệt đối trong bài thi này.
Mình nghĩ rằng các bạn sẽ bị ấn tượng thôi, vì chỉ cần một thông tin nhỏ cũng có thể giúp bạn rất nhiều trong bài thi thật đó
Các tiêu chí chấm điểm trong bài thi Speaking :

1. Fluency and coherence (Mức độ lưu loát và mạch lạc)

  • – Sự ngập ngừng
  • – Độ dài câu trả lời
  • – Lặp từ
  • – Tự sửa lỗi
  • – Các công cụ nối câu
  • – Ngôn ngữ phù hợp

2. Grammatical range and accuracy (Sử dụng ngữ pháp phong phú và chính xác)

  • – Sử dụng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp
  • – Các quy tắc ngữ pháp thông dụng

3. Lexical resource (Từ vựng)

  • Từ vựng chính xác và phong phú
  • – Sử dụng collocation
  • – Khả năng paraphrase
  • – Sử dụng các câu hoặc cụm từ thành ngữ

4. Pronunciation (Phát âm)

  • – Dễ hiểu
  • – Nói cụt
  • – Nhịp điệu
  • – Ngữ điệu
  • – Trọng âm
  • – Tốc độ
  • – Giọng nói

Để có thể đạt được điểm cao thì bạn cần đảm bảo bài nói của mình thỏa mãn cả 4 yêu cầu trên.
Nhìn có vẻ phức tạp nhưng sau đây mình sẽ giải thích chi tiết cho từng yếu tố để các bạn có thể hiểu rõ hơn và áp dụng một cách dễ dàng nhé

Bạn sẽ học gì ?

    • – Hiểu được 4 tiêu chí chấm điểm của IELTS Speaking
    • – Các ý nhỏ trong các tiêu chí này
    • – Tại sao 4 tiêu chí này quan trọng
    • – Cách để bạn có thể sử dụng các tiêu chí
    • – Còn chần chờ gì nữa? Bắt đầu ngay thôi nào !
ĐỌC NGAY  10 quy tắc vàng để học và luyện thi IELTS Speaking hiệu quả

1. Fluency and coherence

Điều gì là yếu tố tiên quyết làm nên một người nói ngoại ngữ giỏi ? Đó chắc chắn là sự trôi chảy rồi (Fluency), đúng không ? Sự trôi chảy có thể được định nghĩa là khả năng nói lâu và dài mà không nghỉ quá thường xuyên, hoặc ầm ừ để tìm cách diễn đạt một từ hoặc câu nào đó quá lâu. Chẳng cần phải là rapper mới hiểu được rằng để chứng tỏ bạn biết ngôn ngữ nào đó tường tận thì yêu cầu cơ bản là Fluency  và coherence.
Ví dụ, trong tiếng mẹ đẻ, bạn sẽ không bao giờ dừng 5 giây giữa 2 câu hoặc 2 từ khi nói chuyện. Vì vậy, bạn nên cải thiến sự trôi chảy đầu tiên khi nói tiếng Anh.

Xem thêm

Tăng nhanh đim Speaking cùng vi khóa hc IELTS Defeating Speaking

Tự học IELTS Speaking từ A-Z : Fluency and coherence (phần 2)

Tự học IELTS Speaking từ A-Z : Grammatical range and accuracy (phần 3)

Tự học IELTS Speaking từ A-Z : Lexical Resource (phần 4)

Tự học IELTS Speaking từ A-Z : Pronunciation (phần 5)

Sự ngập ngừng

Người mới bắt đầu nói tiếng Anh thì rất hay ngập ngừng trong lời nói để tìm ra cách diễn đạt hoặc từ thích hợp cho ý mà họ muốn diễn đạt. Tuy nhiên, thật ra thì sự ngập ngừng này có thể đến từ cảm giác lo lắng hoặc stress. Nhưng cũng đúng rằng nếu bạn quá thoải mái hay thử giãn thì bạn có lẽ lại không cải thiện được trình độ của mình Hãy nhìn vào biểu đồ sau thể hiện mức độ stress “tối ưu” để thể hiện được bài nói tốt nhất.

đồ thị goldilocks
Theo như đồ thị này, khi bạn lo lắng vừa đủ, bạn đang ở trong mức độ stress Goldilocks.
Cụ thể hơn, lý do chính của việc ngập ngừng là trong suy nghĩ. Thí sinh nghĩ rằng họ phải sử dụng ngữ pháp và từ vựng cao siêu thì mới có thể ghi điểm cao hơn. Có tin tốt cho bạn đây: điều này là hoàn toàn không đúng. Khi bạn nói chuyện với giám khảo chấm thi, mục tiêu quan trọng nhất của bạn là đưa ra một thông điệp dễ hiểu.
Bạn có cần phải sử dụng ngữ pháp và từ vựng hoàn hảo để làm cho câu trả lời của bạn dễ hiểu không?
Chắc chắn là không rồi. Nhưng điều này có đồng nghĩa với việc chúng ta không cần phải học từ vựng và ngữ pháp không ? Không hề. Nếu như bạn muốn nhắm tới điểm band cao hơn. Thực tế, những thí sinh thi được điểm 7 hoặc cao hơn có khả năng nói lưu loát mà ít phải “mất thời gian tìm từ để nói”. Nói cách khác, fluency tức là nói những từ dễ mà ai cũng có thể hiểu nên ai cũng có thể nói ngay mà không cần suy nghĩ. Thêm vào đó, ngữ pháp và từ vựng của những thí sinh này cũng gần như “ngang bằng” với người nói tiếng Anh bản địa. Điều này có nghĩa rằng, bạn phải luyện tập các từ hoặc cấu trúc ngữ pháp phù hợp với từng ngữ cảnh, và phải luyện hàng trăm lần để sử dụng chúng thật tự nhiên. Luyện tập kiểu này sẽ giúp bạn giảm thiểu được sự ngập ngừng và cải thiện sự lưu loát. Tuy nhiên, ngập ngừng để tìm ý để nói thì cũng OK, vì đôi khi chúng ta cũng làm điều này với ngôn ngữ mẹ đẻ mà! Thế nhưng bạn sẽ cần tìm một vài cụm từ hoặc câu để lấp “khoảng trống”.
Ví dụ, người nói bản địa hay nói những thứ như “Well, let me think…” (Chà chà, để tôi nghĩ xem nào…), hoặc là “That’s an interesting question.” (Đó là một câu hỏi thú vị). Bạn cũng có thể dùng các câu này để lấp vào những khoảng lặng lúc bạn đang tìm ý tưởng.

ĐỌC NGAY  Tự học IELTS Speaking từ A-Z : Grammatical range and accuracy (phần 3)

Độ dài câu trả lời

Nếu ai đó nó lưu loát một ngôn ngữ, câu trả lời của họ tự nhiên sẽ dài hơn. Nếu bạn kém tiếng Anh, bạn sẽ không thể nói dài được, vì sẽ rất là khó để nói thêm nếu bạn không thể hình thêm thêm từ hoặc câu cú.
Ví du, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phần thứ 2 của bài thi, một bài nói tầm trung (điểm 5.0) chỉ kéo dài 39 giây trong khi thí sinh cần nói trong vòng 2 phút. Có thể bạn nghĩ rằng việc này còn do thói quen bình thường ít nói nữa. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Thật ra, có bằng chứng rằng những thí sinh ghi điểm cao hơn sẽ nói dài hơn trong bất cứ câu hỏi nào. Có thể bạn đang nghĩ Fluency and coherence là trả lời bằng những câu dài với những từ dễ thì đúng rồi đó !
Không nghi ngờ gì rằng một câu trả lời dài hơn sẽ chứng tỏ được sự lưu loát với giám khảo. Vậy, câu trả lời dài hơn sẽ trực tiếp liên quan đến điểm IELTS của bạn. Nhưng, khi bạn nói dài, bạn phải tổ chức các ý nghĩ của mình bằng cách này hay cách khác. Chỉ cần luyện tập một chút cộng với trí tưởng tượng, bạn sẽ thành thạo việc sắp xếp ý tưởng để đưa ra một câu trả lời dài. [embedyt] http://www.youtube.com/watch?v=Pm_ikC3kjjI[/embedyt]

One thought on “Tự học IELTS Speaking từ A-Z : Fluency and coherence (phần 1)

  1. Pingback: Speaking – mèo mập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *