Hướng dẫn cách làm bài dạng True/False/Not Give trong IELTS Reading

 True/False/Not given luôn được cho là dạng bài “khó ăn” nhất trong IELTS Reading khiến rất nhiều thí sinh phải đau đầu và thường xuyên mắc phải sai lầm.
Thông thường có 2 loại câu hỏi cho dạng đề này:
– True/False/Not given: là dạng cần dựa vào facts có trong bài
– Yes/No/Not given: là dạng cần suy luận theo ý kiến, quan điểm của tác giả
Có thể bạn quan tâm
Đối với mỗi dạng cần xác định rõ thông tin trong bài và thông tin trong câu hỏi, đối với dạng Y/N/NG thì cần đi tìm ý kiến của tác giả còn T/F/NG thì phải đi tìm facts trong bài. Nếu chỉ đơn giản có Y/N hoặc T/F thì vấn đề trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, còn có thêm NG khiến rất nhiều thí sinh bị mất điểm.
Khi nào True, khi nào False, khi nào thì Not given??
  • TRUE: Khi các thông tin trong bài hoàn toàn giống với thông tin trong câu hỏi hoặc chúng có các từ đồng nghĩa, thể hiện thông tin tương đồng
  • FALSE: Khi thông tin trong bài trái ngược hoàn toàn với thông tin trong câu hỏi
  • NOT GIVEN: Khi thông tin không có trong bài hoặc có thông tin nhưng thiếu cơ sở để kết luận câu đó đúng hay sai. Và bạn không được đoán theo ý kiến chủ quan của mình mà phải hoàn toàn dựa vào các thông tin có sẵn trong bài.
ĐỌC NGAY  Phương pháp luyện đọc nhanh, đạt điểm cao trong IELTS Reading

 

THỦ THUẬT
  • Thông thường các câu hỏi đều theo thứ tự trên văn bản
  • Đọc kỹ và hiểu hoàn toàn ý của câu hỏi, không đọc theo key words vì sẽ rất dễ sai.
  • Khi tìm thấy đoạn văn có chứa câu trả lời, đọc thật cẩn thận để xác định được đáp án chính xác nhất.
  • Cẩn thận với những trạng từ chỉ tần suất (always, often, hardly, etc.), các trạng từ chỉ khả năng xảy ra của hành động (probably,likely, etc.), các lượng từ (all, some, only, etc.) và động từ khuyết thiếu (can, should, must, etc.) vì chúng có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi so với bài đọc. Những câu như thế này thường là FALSE, hay NO
  • Các câu hỏi có thể dùng các từ đồng nghĩa hoặc cách diễn đạt phủ định chứ không nhất thiết phải giống y hệt trong văn bản Cố gắng chắc chắn cho các câu True/False, những câu còn lại
  • Không dành quá nhiều thời gian vào 1 câu hỏi. Nhiều lúc, khi đã thử hết các cách vẫn không tìm được đáp án thì hãy dùng trực giác.
TRÌNH TỰ LÀM BÀI
  • Sử dụng kỹ năng Skimming, đọc qua bài 1 lượt chứ không đọc và phân tích câu hỏi trước. Đảm bảo rằng bạn lượt qua được mọi từ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian xác định khoảng thông tin.
  • Sau khi đọc xong 1 lượt văn bản, đọc qua 1 lượt toàn bộ câu hỏi để xác định các thông tin cần tìm kiếm, đánh dấu các câu trả lời trên bài.
  • Đọc lần lượt từng câu hỏi, phải hiểu hết câu hỏi muốn nói gì, không tìm theo key words.
  • Lướt lên văn bản, tìm xem có các yếu tố như từ đồng nghĩa hay paraphrase không và đọc kỹ những đoạn có thông tin chứa câu trả lời.
  • Đọc lại câu hỏi 1 lần nữa để đưa ra câu trả lời
  • Gạch chân các cụm từ trong bài và trong câu hỏi để có thể kiểm tra lại và sửa sai.
Chúc các bạn học tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *