Giả sử bạn cần phải hoàn thành mục tiêu tăng 1.0 điểm Listening trong khi chỉ còn đúng 2 tháng nữa để ôn luyện. Trước tình thế “cam go” này, bạn sẽ làm gì? Liệu mục tiêu này có khả thi hay không? Câu trả lời là mục tiêu này sẽ hoàn toàn khả thi nếu như bạn có thể áp dụng tốt chiến lược “3 đúng” dưới đây:
1.ĐÚNG TÀI LIỆU: Như các bạn thấy đấy, sách IELTS hiện nay càng ngày càng bị thương mại hoá. Cuốn này vừa mới lên kệ thì cuốn khác đã chuẩn bị được xuất bản. Nhiều cuốn sách do chạy theo số lượng mà bỏ quên đi chất lượng, nội dung khá tẻ nhạt, hời hợt. Do vậy, việc lựa chọn cuốn sách nào phù hợp, nhất là trong giai đoạn ôn thi gấp rút là cực kì quan trọng. Tiêu chí mà các bạn nên dùng để lựa chọn tài liệu để ôn Listening là các bài tập hay đề thi trong những cuốn sách đó ít nhất phải ngang hoặc khó hơn một chút so với đề thi thật. Nếu như bạn “lỡ cày” những cuốn sách có đề thi không sát, quá dễ so với đề thi thật, thì hãy rời xa ngay lập tức bởi tâm lý khi nghe listening cũng giống như hiệu ứng domino vậy. Một khi bạn đã nghe và miss nhiều câu thì những câu tiếp theo sẽ rất khó lòng điền đúng. Bạn có thể tham khảo các cuốn sách sau để luyện trong khoảng thời gian này
– Bộ CAMBRIDGE từ tập 1 đến 11
– Sách IELTS SIMULATION TESTS
– IELTS PLUS 1, 2, 3
– Cuốn IELTS CAMBRIDGE PRACTICE TESTS
– IELTS CAMBRIDGE INTENSIVE TRAINING
Chia sẻ kinh nghiệm học IELTS đạt 7.5
Tôi đã đạt IELTS Listening 8.5 như thế nào?
2. ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP:Lựa chọn đúng tài liệu mới chỉ là điều kiện cần. Còn học đúng phương pháp mới là điều kiện đủ. Đúng phương pháp mà IELTS Defeating muốn nói ở đây là cần nhận diện được cũng như nắm vững cách làm từng dạng bài Listening
Như các bạn đã biết, Listening IELTS có tầm khoảng 9 dạng. Trong đó, chủ đạo nhất vẫn là dạng điền từ vào chỗ trống COMPLETION. Tuy vậy, điền từ trong listening lại chia thành nhiều dạng nhỏ bao gồm điền từ vào form, điền từ vào bảng, điền từ vào biểu đồ/sơ đồ, điền từ vào note. Mỗi dạng này lại có những đặc trưng khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải nhanh chóng nắm vững phương pháp cho từng dạng. Nếu bạn chỉ còn 2 tháng, tức là 8 tuần, bạn nên dành ra 3 tuần đầu tiên để làm việc này. Thời gian sau đó hãy thực hành nhiều để nhận ra và “thấm dần” sự khác nhau.
Ngoài ra, bạn cũng cần practice bộ 3 kỹ năng: prediction- note- taking-dictation cho các section luyện nghe ở nhà. Section nào bạn làm đúng nhiều thì bỏ qua khâu này. Ngược lại, section nào bạn nghe sai nhiều, nhất là bị nhầm âm nọ với âm kia, hay thiếu ending sounds thì bạn rất nên note –taking và dictation. Đây là những skills cực kỳ cần thiết có thể giúp bạn không bị nhầm âm và miss ending sounds .
3. ĐÚNG SỐ LƯỢNG: Vì thời gian gấp gáp, bạn sẽ không được phép nghe tràn lan. Bạn cần nghe số lượng bài nghe ĐỦ, ĐÚNG và HIỆU QUẢ, chứ không phải là NHIỀU. Vì nếu nghe nhiều, nghe tràn lan thì bạn khó lòng biết sâu được mình sai ở đâu. Với 8 tuần, mỗi tuần bạn chỉ nên nghe 3 – 4 bài test là quá đủ, không nên nhiều hơn. Đặc biệt, 4 bài test đó phải đảm bảo cover được tất cả những dạng bài hay ra trong kỳ thi thật.
Bạn có thể nghe 2 lần, nhưng chỉ nên chấm điểm lần thứ nhất và theo dõi tiến độ của bạn theo từng tuần. Tức là cứ sau 1 tuần, bạn lại xem lại xem mình tiến triển như thế nào, kiểm tra xem dạng bài nào bạn hay sai nhất, sai chỗ nào, vì sao mình lại sai bằng cách đối chiếu đáp án. Làm như vậy, bạn sẽ nhận ra những điểm chung trong lỗi sai khi làm bài listening của mình và với phương pháp nói ở trên, trong 2 tuần bạn hoàn toàn giải quyết được những vướng mắc đó của mình.
Chúc các bạn học tốt
Nguồn: Sưu tầm