Phần thi IELTS Reading trong bài thi IELTS là một trong những phần thi có thể dễ dàng giúp bạn gỡ điểm. Vì vậy, bạn hãy cố gắng đừng để bị mất điểm khi làm bài phần thi này. Dưới đây là một số những lưu ý quan trọng mà bạn cần chú ý để đạt điểm cao bài thi IELTS Reading, bạn tham khảo và nhớ kĩ nhé!
Lưu ý chung:
- Đọc và làm theo hướng dẫn: trong đề bài có thể có quy định số từ được phép dùng cho mỗi câu trả lời. Bạn cần kiểm tra các yêu cầu này và xác định loại thông tin bạn cần.
- Kiểm tra chính tả: chính tả là một phần quan trọng khi bạn làm bài thi IELTS Reading và IELTS Listening, vì cho dù bạn có biết đáp án đúng nhưng lại chép sai thì cũng coi như bạn trả lời sai. Vì vậy bạn hãy chú ý đến độ chính xác khi chép phần trả lời của bạn sang tờ bài làm.
- Đoán trước câu trả lời: hãy xem các từ vựng của câu hỏi một cách thật cẩn thận. Đồng thời, bạn có thể đoán được từ câu hỏi xem bạn phải đọc phần nào trong bài đọc và câu trả lời có thể là gì.
- Phát triển các chiến lược cho mỗi loại câu hỏi: việc thử đoán trước các câu trả lời và liên hệ với câu hỏi là rất quan trọng. Kĩ năng này không dễ dàng và bạn cần luyện tập thật nhuần nhuyễn để có thể tự tin khi làm bài thi IELTS Reading. IELTS Defeating khuyến khích bạn luyện tập thật nhiều để nâng cao kỹ năng cũng như vốn từ vựng của mình, và hãy nhớ luyện tập hằng ngày để không bị quên các kĩ năng đó nhé.
Xem thêm:
Đăng ký học thử miễn phí khoá học IELTS Defeating – ĐÁNH BẠI IELTS trở thành BẬC THẦY
Phương pháp luyện đọc nhanh, đạt điểm cao trong IELTS Reading
Lưu ý cho các dạng bài cụ thể:
- Câu hỏi trắc nghiệm: Bạn cần xem xét kỹ các phương án lời để tìm ra đặc điểm chung và các điểm riêng giữa chúng. Hãy dùng logic thông thường để loại bớt đi một số câu trả lời. Đừng quên gạch chân các từ khóa quan trọng để tiết kiệm thời gian, bạn sẽ không phải đọc lại đoạn văn để tìm những từ đó khi cần.
- Điền từ vào chỗ trống: Ở dạng bày này, bạn cần chú ý đọc đoạn văn có chỗ trống một cách thật cẩn thận và tìm ra các từ với ngữ nghĩa và dạng từ, ngữ pháp thích hợp có thể dùng điền vào các khoảng trống. Bạn nên ghi lại những ý tưởng, từ ngữ mà bạn đã nghĩ ra để khi đọc bài khóa bạn sẽ dễ dàng tìm được đáp án đúng.
- Tìm tựa đề thích hợp cho các đoạn văn: khi bạn làm dạng bài này, việc đầu tiên bạn cần làm là đọc các đầu đề trước. Sau đó bạn đọc đoạn đầu tiên và chọn đầu đề phù hợp nhất với đoạn đó. Khi đọc các đoạn bạn không cần phải đọc hết nội dung cả đoạn đối với dạng đề này. Bạn có thể tìm thấy trong bài một “câu chủ đề” tóm tắt ý của cả đoạn. Thường thì câu chủ đề là câu đầu tiên của cả đoạn. Đôi lúc thì lại không phải là câu thứ nhất nên bạn cần đọc tiếp. Khi bạn đã chọn được một đầu đề cho một đoạn, bạn hãy xem lại các đầu đề còn lại trước khi đọc tiếp đoạn hai.
- Dạng bài Yes/No/Not Given: bạn hãy cẩn thận khi đọc được các câu có hai phần của câu nối với nhau bằng các từ “unless” hoặc “because”. Thông thường, mỗi phần riêng rẽ của câu có thể mang các nghĩa đúng hoặc sai so với nội dung trong bài nhưng cả câu được ghép bởi các nội dung đó thì nghĩa lại khác. Một số các từ mà bạn phải cẩn thận khi xem xét câu là “every” hoặc “always”: ý trong bài đọc thường không khẳng định chắc chắn đến thế.