Tôi đã đạt IELTS Listening 8.5 như thế nào?

  Bài viết chia sẻ kinh nghiệm học kỹ năng Listening của bạn Thu Hằng. Nhìn bảng điểm phía dưới, mọi người cũng biết điểm các kỹ năng khác của mình hơi lẹt đẹt nên xin phép chỉ share về listening thôi, hy vọng giúp đỡ được mọi người chút xíu nào đó trong việc học cái kỹ năng này, chí ít là có niềm tin rằng các phương pháp này hiệu quả là có thực. Mình sẽ cố gắng ghi thật chi tiết toàn bộ quá trình học từ lúc lơ mơ, nghe một người nước ngoài hỏi “are you cold?” mà còn cứ hả với hử, mới đầu học đây là kỹ năng mình kém nhất, nhưng cũng là kỹ năng mình thích nhất. Và mọi người cũng biết listening là kỹ năng thụ động không phải suy nghĩ nhiều mà nên mình toàn ôn nó là chủ yếu. Có chút lưu ý: Phương pháp của mình nó cũng ko đc thần thánh cho lắm, không thể đạt band thật cao sau 1, 2 tháng ôn thi được, đính chính 1 chút, mình bảo mình ôn 2 tháng listening là ôn đề thôi, còn mình đã ôn listening tầm khoảng 2 năm trước rồi. Tuy nhiên quãng thời gian đó không ôn liên tục, lúc nào thích thì nghe, kể từ lúc có ý thức về ngày thi và ôn 1 cách nghiêm túc thì chắc là khoảng 3 tháng (chưa kể 2 tháng trên). Thế nên, phương pháp này là hiệu quả, nhưng bạn cũng cần bỏ một lượng thời gian và công sức nhất định, để đạt tới level nhất định. Nói trước phương pháp chủ đạo tớ dùng là nghe chép chính tả, cộng với việc nghe đi nghe lại rất nhiều lần, để bạn nào không hứng thú thì có thể thôi không đọc nữa.

ielts-listening-8-5

Lộ trình ôn ielts listening của mình 😀

  1. Giai đoạn 1: từ 0 – khoảng 15 câu.

Lúc này đang học tại trung tâm A khá là có tiếng. Mình học 4 khóa ở đó, vào khoảng 1 năm, cũng giúp mình 1 chút trong việc làm quen với giọng điệu của người nước ngoài. Đa số họ nói đều khá dễ nghe và cũng không nhanh lắm, nên trong lúc mình ngu ngơ không nghe nổi 1 tí gì thì giúp mình khá nhiều (tuy nhiên không recommend trung tâm này vì mất thời gian và giúp mình lên được tầm 15 câu là mình thấy không còn tác dụng với mình nữa). Hồi đó ở nhà có TV (bây h nó ngỏm rồi =)) nên cứ ở nhà là bật starworld vs starmovie lên, chủ yếu là starworld, nói là nghe cho oai chứ đọc sub liên tục, nhưng mà cũng giúp cho mình quen với cái accent của họ.

Xem thêm: Kho tài liệu luyện thi IELTS cực lớn

  1. Giai đoạn 2: từ 15 – 20 câu

Lúc này không nhớ là đã bỏ học tại trung tâm chưa. Mình biết được phương pháp nghe chép chính tả.

Xem lại: Phương pháp nghe chép chính tả trong IELTS Listening

ĐỌC NGAY  Tại sao phải học note-taking?

Mới đầu nghe, ham hố chọn CNN Student News, nhưng mà thấy oải quá, sức mình không chịu được, nên quay sang BBC 6 minute English (không hiểu sao máy mình bây giờ không truy cập được nữa T.T nên mọi người google sẽ ra ngay nhé), thỉnh thoảng chọn TED mấy bài dễ dễ. Sáu phút có chủ đề nghe đa dạng, vừa tầm cho người mới bắt đầu, có đoạn nâng cao trình độ, giải thích từ ngữ rõ ràng, nói chung là hay. Mình nghe chép theo kiểu cứ nghe vài từ lại pause lại, chép, nghe không rõ thì lại tua lại đoạn đấy, nghe lại, chừng nào mình thấy không thể nghe ra đoạn đấy (hoặc chán quá) thì sẽ dừng và nhảy sang đoạn tiếp theo. Sau đấy thì tìm từ mới. Giai đoạn này mình cũng không thực hiện đúng với lộ trình là sau khi chép xong không nghe lại và cũng không tự thu âm lại, nên thời gian khá lâu mà lên điểm khá ít.

  1. Giai đoạn 3: 20 – 30, 31 câu (giai đoạn này mình tự thấy mình học hiệu quả nhất)

Lúc này tình cờ xem youtube thấy bài “Stay Hungry, Stay Foolish” của bác Steve Jobs, bài này đã quá nổi tiếng, mình đã nghe một lần trước đó nhưng mà không hiểu nhưng lần này mình lại thấy cái video này nó làm sẵn Engsub (thông cảm hồi đấy “thông minh” quá nên không biết google một cái là có transcript), thế là nổi hứng chép bài đó. Bài khá dài, và mình nhớ mình chép khoảng 1 tháng mới xong (bài dài khoảng 15 phút). Sau đó, mình tìm tất cả các từ mới trong bài. Tự tay chép ra rồi trang trí mỗi từ mới là một đám mây J) (hoa hòe hoa sói tí để nhìn vào cho đỡ chán, mình để tờ đó ở quê rồi nên là khi nào về mình sẽ chụp lại để các bạn tham khảo), tra luôn cả cách phát âm, trọng âm, sau đó mình nghe đi nghe lại bài đó rất nhiều lần. Cứ mỗi lần đi xe bus về quê, đi nấu cơm,… là mình nghe bài đó, nghe đến mức nghe câu trước thuộc luôn câu sau nói gì (mình thấy rất rất hiệu quả). Kết hợp thêm trong giai đoạn 1 tháng này, mình có nghe chép một số sections của các quyển cam mà mình làm trước đó. Cũng nghe đi nghe lại luôn và điều kỳ diệu xảy ra. Bạn có thể tham khảo những video kiểu như này Simple truths about sexual attraction, mình hay luyện nghe ở kênh này.

Thề không nói điêu, sau đợt đấy mình làm thử 1 bài test hoàn chỉnh xem được bao nhiêu, thì được đúng 30 câu. Lần nghe này mình cố gắng tập trung nhất có thể, nắm bắt mọi thứ mà mình nghe được (kỹ năng làm bài nghe mình sẽ nói ở phần sau), thề là làm được 30 câu sướng cực kiểu ờ, thì ra tao không ngu. Hồi trước học ở trung tâm nghe ngu lắm, mặc dù các anh/chị/em học cùng cũng rất nice nhưng mà thấy mặc cảm kinh khủng (dốt nghe nhất lớp). Sau mình áp dụng cho 2 bài nữa mà mình cũng rất thích. Một bài là “10 ways to have a better conversation” https://www.youtube.com/watch?v=R1vskiVDwl4

Một bài nữa là “The key to success? Grit.” https://www.youtube.com/watch?v=H14bBuluwB8

Nghe thêm các sections của bài test (ở quyển Cambridge) mà mình vừa làm xong ý. Hồi mới nghe xong bài Stay Hungry, Stay Foolish thì phong độ còn thất thường, lần trước 30, lần sau 25. Nhưng mà thêm khoảng 1 tháng luyện theo phương pháp này thì phong độ ổn định dần, trừ hôm nào không tập trung nghe lung tung, chứ không thì cứ khoảng 29-30-31.

  1. Giai đoạn ôn thi

Nghe theo các anh/chị, mình đăng ký thi khá sớm, cách khá xa ngày thi thật để có động lực học tập. Bỏ 4,5 triệu ra nên cũng xót, nghiêm túc phết, căn đúng vào dịp nghỉ hè để toàn lực thi IELTS, ở nhà cũng có sự đốc thúc của má mì nên không lơ mơ được. Có một trang làm test online cực cực kỳ hay luôn, update tất cả bộ Cam rồi, nhanh, gọn, dễ sử dụng, không cần in một đống sách http://ieltsonlinetests.com/

Trong 1,5 tháng này mỗi ngày mình học khoảng 3 tiếng. Nhưng ngày nào cũng làm 1 bài test listening. Ghi lại kết quả bài làm. Mình khuyên mọi người trước khi giở transcript để đọc, nếu có thể thì chép chính tả lại, mỗi test chỉ cần 1 section cũng được, để xem dựa vào những gì mình chép mình có tìm được đáp án đúng không. Thỉnh thoảng mình mới làm được điều này nhưng bản thân thấy nó khá hiệu quả. Mình hay theo kiểu nghe xong check đáp án, mở transcript, tìm từ mới luôn, xong rồi copy file nghe của test này vào máy, rảnh thì lôi ra nghe lại. Cố gắng nghe nhiều, thuộc từ mới, được đến đâu hay đến đó, vì mai lại làm một test khác, lại có file khác cần nghe rồi. Cứ thế lặp đi lặp lại hàng ngày. Qua quá trình luyện nghe, mình rút ra một số tips sau đây:

– Nếu chỗ trống mà điền danh từ, trừ khi có mạo từ a/an, hoặc cần điền danh từ không đếm được, hầu hết các trường hợp điền danh từ đếm được thì cho s/es vào. Mình làm test ở nhà, thấy sai khá nhiều phần này, có vẻ quy luật này hầu như là đúng.

– Mình có một cách check lại đám án thấy khá là chuẩn, đặc biệt cho dạng Multiple Choices. Tức là có 3 đáp án, mình chọn A chẳng hạn, thì lúc mà transfer câu trả lời ý, mình sẽ tự hỏi và tự trả lời tại sao lại là A mà không phải B,C. Ví dụ câu B. The wall is green mà trong bài nó bảo the wall is blue chẳng hạn, thì phải tự lý giải được là vì trong bài nó bảo là blue. Tức là phải giải thích được đáp án sai nó sai ở đâu. Cách này làm cho các dạng khác cũng được. nói chung là phải giải thích được đáp án của mình.

– Phải THẬT SỰ hiểu câu hỏi trước khi nghe, rất rất quan trọng. Không hiểu rõ ràng rành mạch câu hỏi coi như xong. Dạng multiple choices, mình cố gắng không những hiểu câu hỏi, các phương án lựa chọn mà mình còn cố gắng ghi nhớ chúng, thứ tự các câu hỏi, sự khác biệt giữa các phương án chọn lựa. Càng hiểu, khả năng “thắng” càng cao. Nói chung nghe là kỹ năng thụ động, nhưng lúc này thì cần chủ động.

– Dạng bài nghe maps, nhìn rất kinh nhưng mà mình rất thích :v xong rồi thì chỉ mong section 2 vào maps cho xong. Dạng này cần phân biệt lên xuống, phải trái, đông tây nam bắc (cái này ít hơn) được. Xong nó đọc đoạn nào, chỉ tay vào đoạn đó, nó hướng dẫn đi như thế nào, di tay theo, dừng là dừng, đáp án đây rồi.

– À, mình thấy kiểu nghe theo keywords rất là nguy hiểm. Quan niệm của mình, cũng chắc của nhiều người, cho rằng cứ keywords thì sẽ nhấn giọng trong câu ý. Mà đôi khi mình thấy những từ như isn’t, aren’t, can’t người ta đọc khá là lướt. Mình mà chú ý vào cái người ta nhấn mạnh thì xong. Nên mình khuyến khích việc nghe và hiểu bài thực sự, thế nên những lúc kiểu người ta đổi đáp án vào phút cuối thì mình mới nắm được và trả lời được. Ví dụ kiểu hỏi hôm nay là thứ mấy xong bảo thứ 3, xong lúc sau lại à nhầm thứ 6 ý. Mình nghĩ phải hiểu thì mới trả lời được.

– À, sau giai đoạn này thì mình nhìn bảng phonetics mình đã biết được phải đọc là gì, đã tự biết đánh trọng âm, khỏi phải đi học khóa phát âm.

Nguồn: facebook Thu Hằng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *