Trong bài thi IELTS, phần thi IELTS listening là một phần thi mà các thí sinh cần dành nhiều thời gian để luyện tập mới có thể đạt được sự tiến bộ. Trong bài viết này, IELTS Defeating giới thiệu tới các bạn một phương pháp luyện nghe IELTS rất hiệu quả: Nghe chép chính tả.
Có phải chỉ cần nghe thật nhiều CNN, BBC (radio, xem TV) và xem phim tiếng anh không phụ đề thì sẽ nghe giỏi và đạt điểm cao khi làm listening IELTS?
Nhận định này hoàn toàn sai bạn nhé. Nếu khả năng nghe của bạn còn kém thì khi bạn nghe các kênh đó chắc chắn bạn không hiểu người ta nói gì cả. Có thể bạn cho rằng cứ cố gắng nghe thì rồi khả năng nghe của bạn sẽ tiến bộ, nhưng bạn cố nghe tới lần thứ 2,3,4… thứ n và kết quả là … vẫn vậy. Nguyên nhân thực ra rất đơn giản, không phải bạn không nghe được người ta nói gì, mà là những từ vựng đó bạn chưa nghe bao giờ (bạn không biết các từ đó phát âm như thế nào hoặc bạn biết từ đó nhưng phát âm không đúng) nên bạn nghe không hiểu . Việc luyện nghe mà không có bản dịch cũng giống như bạn học toán, tập giải toán mà không có đáp án vậy. Nếu bạn không biết bài làm của mình sai ở đâu thì làm sao rút kinh nghiệm để tiến bộ được. Mặc dù bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp nghe kiểu “tắm ngôn ngữ”, nhưng bạn chỉ nên coi nó như một phương pháp hỗ trợ thôi chứ không phải phương pháp chính, bởi phương pháp này có đem lại hiệu quả nhưng rất ít.
Xem thêm
Học thử khoá học IELTS Defeating free – Bí quyết ĐÁNH BẠI IELTS trở thành BẬC THẦY
- Vậy giải pháp là gì?
Một phương pháp luyện nghe đặc biệt hiệu quả đối với việc ôn luyện và làm bài IELTS Listening là phương pháp luyện nghe và chép chính tả. Với phương pháp này, bạn nghe và chép chính tả lại toàn bộ những gì bạn nghe được. Trong quá trình luyện nghe, bạn nên kết hợp luyện pronunciation luôn (bởi vì luyện nghe và luyện nói bao giờ cũng nên thực hiện song song). Phương pháp này được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: bạn cần tìm một nguồn tiếng Anh chuẩn và nhất thiết phải có phụ đề.
Một số nguồn phổ biến trên youtube là các kênh tin tức của VOA, BBC, CNN (CNN student news là một kênh có MC nói khá rõ ràng dễ nghe và có phụ đề đi kèm ở tất cả các bài). Bạn có thể dùng các bộ phim tiếng Anh nếu bạn thích nhưng vẫn phải có phụ đề đi kèm.Nếu bạn có khả năng nghe ở mức tương đối khá thì TED.com là một kênh youtube cực kì hữu ích cho bạn. TED là 1 tổ chức toàn cầu chuyên về tổ chức các buổi đàm toạ, nói chuyện, thuyết trình với các diễn giả là các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Các bạn có thể tìm thấy video về tất cả các chủ đề mình quan tâm, từ Science đến Medical, Technology, Psychology,… với đủ mọi độ dài từ dưới 6 phút cho tới hơn 20 phút.
Chú ý:
Bạn nên chọn các bài nghe dưới 10 phút vì thời gian như vậy là đủ cho một bài nghe chép chính tả. Lấy ví dụ như 1 bài phát thanh CNN student news (tầm 10 phút), bạn có thể chép ra tới kín 5 trang giấy và mất tới một vài ngày để nghe tốt bài nghe đó.
+ Nếu bạn muốn luyện nghe để thi IELTS là chính thì bạn nên chọn nguồn bài nghe nói giọng Anh – Anh để nghe. Nếu bạn quen giọng Anh-Mỹ khi luyện thi mà khi đi thi IELTS lại nghe toàn giọng Anh – Anh thì cũng khá mệt đấy vì một số từ được phát âm bằng giọng Anh – Anh nghe rất đặc trưng và rất khác với tiếng Anh – Mỹ.
Bước 2: Listen and transcribe it
Ở bước này, bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được trong bài nghe. Việc này đương nhiên là sẽ rất khó, bạn sẽ nghe sai nhiều từ và không nghe được nhiều từ (đó có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc một từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai dẫn đến nghe sai). Bạn đừng nản chí vì thời gian đầu ai cũng đều như vậy cả. Kinh nghiệm bạn có thể rút ra ở đây là: cứ nghe và viết ra tất cả những gì bạn nghe được hoặc đoán được, sau đó so sánh với bản dịch và rút kinh nghiệm dần dần, đảm bảo bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Dần dần bạn sẽ thấy do phải chép chính tả 100% nên những từ mà bạn hay nghe sót như “and” “the”, từ có số nhiều,… thì sau thời gian luyện tập bạn nghe sẽ rất rõ, và đến khi đi thi listening IELTS thì cảm thấy thật là dễ đấy!
Lưu ý:
Khi bạn chọn một trình duyệt nghe mình khuyên các bạn nên sử dụng GOM player để luyện ở bước 2 này thay vì trình chơi nhạc window media player mặc định. Với phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, có thể tua đi hoặc tua lại trong một khoảng thời gian tuỳ chỉnh bằng phím tắt…và còn rất nhiều tính năng hữu ích khác.
Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và ghi âm để so sánh
Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ cách nói của người nói, những chỗ nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn tập bắt chước nói y hệt như vậy rồi ghi âm, sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, chỉnh sử những chỗ chưa giống rồi thu âm lại. Sửa đến khi bạn nghe lại thấy ưng ý thì thôi. Cách làm ở bước này khá là nản nhưng đây là cách luyện phát âm cực kỳ hiệu quả đấy. Duy trì cách luyện tập này trong vài tháng và trình độ Speaking của bạn cũng sẽ cải thiện đáng kể cùng với kĩ năng Listening đấy nhé.
Chú ý:
Về thu âm:
+ Bạn hãy chuẩn bị một tai nghe có kèm mic. Nếu có thể thì bạn hãy luyện bằng loại tai nghe giống với khi thi để làm quen dần.
+ Mình gợi ý các bạn dùng phần mềm Audacity để thu âm vì đây là phần mềm khá nhỏ gọn và tiện lợi. Bạn chỉ thu âm nhằm mục đích học IELTS nên không cần thiết phải chọn những trình thu âm nặng và nhiều chức năng chỉnh sửa.