“Chiến lược” hiệu quả nhất để làm tốt Section 4 IELTS Listening

Trong phần thi IELTS Listening thì section 4 là phần nghe có độ khó cao nhất vì phần này không có quãng nghỉ giữa bài, tốc độ nói là cao nhất và lượng từ vựng học thuật cũng tập trung chủ yếu ở đây. Trong bài viết này, IELT Defeating sẽ “bật mí” với các bạn những chiến thuật cực kì hiệu quả để làm tốt bài section 4 của IELTS Listening.

listening

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, vậy nên đầu tiên bạn cần nắm vững đặc điểm nổi bật và mục đích chính của dạng bài này. Ở section 4, bài nghe là một bài diễn thuyết của các giáo sư, tiến sĩ hoặc những người có chuyên môn cao về một chủ đề hàn lâm với khá nhiều từ vựng học thuật và chuyên ngành. Nhiệm vụ của bạn là lắng nghe nội dung của bài nói và điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong tờ đề thi. Đối với dạng bài như vậy thì “chiến lược” thích hợp nhất cho bạn là gì?

Xem thêm:

Đăng ký học thử miễn phí khoá học IELTS Defeating – đánh bại IELTS

IELTS Speaking – làm thế nào khi bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo?

Tại sao phải học note-taking?

12 bộ phim giúp bạn đạt IELTS 7.0

1. Cũng như các phần khác trong bài thi Listening, việc đọc đề bài để nắm bắt nội dung khái quát và bố cục chính của bài nói là rất quan trọng. Bạn cần nắm được bối cảnh chính và các ý chính sau khi đọc các thông tin trong đề bài.

  • Trong bài sẽ có tiêu đề heading và các subheading là các phần được tô đậm trong đề thi và các phần này thường được người nói giữ nguyên khi nói nên bạn có thể dễ dàng nắm bắt “dòng chảy” và theo dõi được nội dung của phần đang được nói.
  • Trong khi đọc đề bạn phải xem bố cục của bài là dạng gạch đầu dòng các ý hay là một đoạn văn. Dựa vào các thông tin cho sẵn trong bài, những từ đứng trước và sau chỗ trống, bạn hãy cố gắng đoán trước định dạng của cụm từ mà mình cần điền, liệu đó là một dãy số, tên của một người hay một từ được định nghĩa trong bài nói.
  • Bạn nên gạch chân hoặc tô đậm những từ khóa quan trọng đặt xung quanh các chỗ trống và dựa vào đó để nghe ra câu trả lời đúng.
ĐỌC NGAY  9 trang báo mạng hay nhất giúp bạn nâng cao kĩ năng Reading

2. Bài nói được trình bày dưới dạng lecture, diễn thuyết nên bố cục quen thuộc ở đây là mở bài – thân bài – kết luận. Phần mở bài sẽ bắt đầu với lời giới thiệu của người nói về bản thân và về chủ đề sắp được trình bày. Đối với dạng điền note trong section 4 thì thông tin thường không được đưa ra quá dồn dập mà được cung cấp trong các đoạn, các phần riêng biệt của bài nói. Bạn cần chú ý xem thông tin nằm ở đâu trong đoạn đó và chú ý xem có nội dung nào cung cấp thông tin cho nhiều hơn một chỗ trống không.

3. Trong bài nói, người nói sẽ đưa ra các dấu hiệu là các từ ngữ như firstly/ first of all/ to start with, moreover/ second/ in addition, finally/ to sum up/ to conclude/in brief, … để đánh dấu sự chuyển sang ý mới hoặc kết thúc một ý đang nói, hay sự mở rộng ý trong bài. Bạn cần phải tập trung cao độ ở phần này vì người nói sẽ nói hết trong một lượt và không có đoạn nghỉ nên bạn cần nghe và điền thật đầy đủ trong một lượt nghe.

4. Trước khi điền đáp án bạn cần kiểm tra lại yêu cầu của đề bài để xác định chính xác số lượng chữ bạn có thể điền vào chỗ trống. Đề bài có thể yêu cầu “No more than two words” hay “three words” hay là một con số. Ở một số chỗ trống bạn có thể loại bỏ các mạo từ “a, an, the” nếu chúng không ảnh hưởng đến nghĩa chung của câu.

ĐỌC NGAY  Tài liệu cho người bắt đầu học IELTS từ trình độ 0

5. Trong bài nói, người nói rất có thể sẽ dùng các cụm từ khác với từ trong câu hỏi nhưng lại biểu hiện nghĩa tương tự và là đáp án đúng nên bạn cần chú ý các từ và cụm từ đồng nghĩa trong bài nói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *